Chuyển đến nội dung chính

Tượng chân dung dạng khối cấu trúc hình học - Bài học khai tâm ngành điêu khắc


Khi còn là một cậu bé học lớp 11, bắt đầu bước vào lớp học vẽ bài đầu tiên tôi được học là tượng chân dung dạng khối cấu trúc hình học (vẫn thường gọi là tượng phát mảng). Có lẽ đối với những người đã từng một lần học vẽ mỹ thuật hay điêu khắc thì đây là bài học thật lạ và thú vị. Không biết các bạn có cảm nghĩ thế không, nhưng với tôi là như vậy. Khi đó điều lạ trong suy nghĩ của tôi là “ tại sao cái hình đầu người đàn ông này nó lại kỳ quặc với những nhát cắt rất phẳng, khô khan như vậy, chẳng thấy đẹp chỗ nào?”, tất nhiên tôi không dám đem cái thắc mắc đó ra hỏi thầy giáo. Lúc đó bên cạnh cái thắc mặc nhẹ đó là sự háo hức được cầm bút chì, học cách đo, dọi, vẽ... kết quả là buổi học đó tôi vẽ được cái tượng chân dung dạng khối cấu trúc hình học khá tốt. Điều đó đã khích lệ tinh thần cho tôi rất nhiều trong việc học vẽ. Sau này khi đi sâu vào lĩnh vực mỹ thuật và điêu khắc tôi mới hiểu vì sao bài học khai tâm đầu tiên của tôi lại là tượng chân dung dạng khối cấu trúc hình học và những ý nghĩa sâu xa trong nó.Từ xưa tới nay, trong lĩnh vực mỹ thuật nói chung hay điêu khắc nói riêng, người ta thường nghĩ ngay tới cái gì đó đẹp, lãng mạn, bay bổng, hay một cái gì đó phải rất “nghệ thuật” ví dụ như cô gái thì phải xinh, chàng trai phải đẹp, cụ già phải đẹp lão hay cây cối, hoa trái tốt tươi... Tất nhiên nghệ thuật điêu khắc là một ngành nghệ thuật và các tác phẩm điêu khắc phải hàm chứa cái chân thực, cái đẹp, nhân văn...


Tuy nhiên ít ai biết rằng để tạo ra những vẻ đẹp đó thì người nghệ sỹ điêu khắc ngoài những thẩm mỹ, dung cảm để tạo ra tác phẩm có tính biểu cảm, họ còn phải nắm chắc các yếu tố có tính chất hình học, tỷ lệ , mà đôi khi được hiểu là rất khô khan, cứng nhắc. Trong bài viết này tôi muốn đưa đến những người bắt đầu học điêu khắc hay mỹ thuật một thông điệp rằng “trước khi tạo ra được những hình khối mềm mại, biểu cảm kia thì người làm điêu khắc đã phải học cách nhìn khái quát đối với sự vật thì mới có thể tái tại và sáng tạo tác phẩm điêu khắc một cách sinh động như vậy”Vậy “cách nhìn khái quát” là gì? Thực chất việc làm một bức tượng chân dung không phải là việc sao chép lại hình của người mẫu mà ta nhìn thấy. Mà bản chất là ta cần “đọc” được hình khối của người mẫu sau đó tái tạo lại hình khối đó trên vật liệu điêu khắc như đất sét, gỗ hay đá... Nhà điêu khắc khi quan sát mẫu phải xác định hình đó là khối gì, vuông, cầu hay trụ... hướng của nó thế nào, liên kết với nhau theo tỷ lệ, cấu trúc ra sao?. Điều này nghe có vẻ khô khan và chẳng liên quan gì tới những hình khối điêu khắc uyển chuyển mượt mà. Nhưng đó là sự thật, bên trong những hình khối uyển chuyển mượt mà đó phải là một hình khối có lý tính vững chắc với các kết cấu chặt chẽ, khoa học.Theo hình học cơ bản, khái niệm đường tròn là một đa giác N cạnh. Như vậy khi N=4 thì đường tròn sẽ là hình vuông, hay khối cầu sẽ là khối lập phương. Tại sao ta lại đưa hình khối cầu về dạng N=4 vì nó tương ứng với các chiều hướng trong không gian, trước - sau, phải - trái, trên - dưới và đồng thời nó có thể chứa đựng các dạng hình dù là phức tạp nhất.Bước đầu các nhà điêu khắc sẽ quy định chân dung trong một chiếc hộp dạng chữ nhật với các chiều cao, ngang và sâu hoàn tạo có thể khẳng định. Với cách nhìn này có thể xác định được trước - sau, phải - trái, nắp - đáy. Khi đã hoạch định được các chiều hướng thì việc kiểm soát hình khối có thể dễ dàng hơn rất nhiều.

                                                                                                                   Mặt bên                                                                     Mặt trước

Người ta có thể dễ dàng xác định được hướng nghiêng của trục mặt ở mặt bên, các tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mặt, đâu là đỉnh cao nhất và thấp nhất của sọ hay vị trí của đường chuyển diện từ mặt bên ra mặt sau là ở đâu... Đến đây ta thấy các yếu tố về tỉ lệ trong việc nghiên cứu tượng chân dung là rất quan trọng. Khi sự khái quát ở mức độ khối hộp, tỉ lệ chỉ là chiều cao so với chiều ngang của mặt hay chiều ngang của mặt bên so với chiều cao. Nhưng đi sâu hơn chút nữa ta sẽ thấy tỷ lệ gắn với các điểm quan trọng trong việc hoạch định hình khối.Tỷ lệ luôn gắn liền với các yếu tố tạo hình, một nhà điêu khắc hay một họa sỹ kinh nghiệm luôn hiểu rõ và kiểm soát tốt các tỷ lệ trong tác phẩm của mình. Mọi người đều thấy một thực thế rằng chúng ta có thể nhận ra người thân của mình trong đám đông khi đứng từ khoảng cách rất xa, mặc dù ta không thể nhìn rõ mặt. Người ta luôn làm được điều này nhưng không hề hiểu rằng não họ đang thực hiện các kinh nghiệm về tỷ lệ và phom dáng.

                                                                
 
Đầu tượng phát mảng trong vẽ hình họa và điêu khắc

Đầu tượng phát mảng trong vẽ hình họa

Tỷ lệ là một phần quan trọng trong phom dáng, ví dụ một người gầy thì tỷ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của họ sẽ là khoảng 9/2, trong khi một người béo sẽ khoảng 6/2. Hay một người vai rộng, hông hẹp nom sẽ khác một người vai với hông bằng nhau. Hoặc một người đầu to nom sẽ có cảm giác thấp hơn một người đầu nhỏ...Thực tế trong nghiên cứu chân dung việc phân định được tỷ lệ các diện, các bộ phận trên đầu người như mắt, mũi, mồm, tai... sao cho chính xác, hợp lý với người mới học vẽ là một việc không hề dễ dàng. Việc nghiên cứu tượng chân dung dạng khối cấu trúc hình học sẽ giúp người  học một số vấn đề sau: thứ nhất họ sẽ dễ dàng hơn trong việc phân chia diện vì ánh sáng tác động lên tượng chân dung dạng khối cấu trúc hình học có sự thay đổi rất mạnh, thứ hai họ sẽ dễ dàng phân định được các diện trên - dưới, trước - sau và hai bên và quan trọng nhất đó là họ học được cánh tư duy khái quát hóa sự vật, cần phải đưa sự vật về 4 mặt cơ bản. Sau đó các tỷ lệ mới được ghi nhớ dần nhờ các công thức căn bản đã được các bậc thầy đúc rút.Bên cạnh yếu tố tỷ lệ thì kiến thức về giải phẫu cấu trúc cơ thể cũng là một thành phần khoa học rất cần thiết đối với người làm điêu khắc và mỹ thuật. Trong một lớp có nhiều người cùng quan sát mẫu nhưng hiệu quả của bức tượng thì không hề giống nhau. Người quan sát với hiểu biết về giải phẫu tốt sẽ có bức tượng tốt hơn vì thực tế việc làm tượng là tái tạo lại các hình khối, cấu chúc chứ không phải là sao chép lại hình ảnh trước mắt.

Nguồn Website http://www.ape.gov.vn

TRUNG TÂM MỸ THUẬT ĐIÊU KHẮC HOÀI BÃO
ĐIÊU KHẮC HOÀI BÃO
Trụ sở: 61 Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Website: http://www.dieukhachoaibao.com
Email: dieukhachoaibao@gmail.com
Điện thoại: 0902641618

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thái Lan, Malaysia bị loại, U16 Việt Nam là niềm tự hào số 1 ĐNÁ

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Khởi đầu bằng trận thua tan nát trước U16 Nhật Bản nhưng U16 Việt Nam đã có màn ngược dòng ấn tượng để giành vé đến tứ kết sân chơi châu lục gặp đối thủ mạnh U16 Iran. Chiến công ấn tượng của U16 Việt Nam làm nức lòng NHM. Bởi, sau 16 năm, U16 Việt Nam mới vượt qua vòng đấu bảng như lứa Văn Quyến, Như Thuật, Lâm Tấn đã làm năm 2000 tại VCK được tổ chức tại Đà Nẵng. Lối chơi hiện đại, kỹ thuật và tự tin của các cầu thủ U16 Việt Nam đang nhận được niềm tin từ dư luận. Đặc biệt, VFF đang đầu tư lứa cầu thủ này cho mục tiêu SEA Games 2021 mà Việt Nam là nước đăng cai. Thành tích của U16 Việt Nam càng có ý nghĩa khi nhìn ra các bảng đấu khác nơi có các đội tuyển thuộc khu vực ĐNÁ thi đấu. Niềm hy vọng số 1 của bóng đá khu vực là Thái Lan đã bị loại. Đội bóng này đã thua 2 trận, xếp cuối bảng nên chắc chắn đã bị loại dù còn 1 trận chưa đấu. Ở bảng C, U16 Malaysia cũng đã bị loại sau hai trận thua, 1 trận hòa, được 1 điểm xếp cuối cùng. Việc các đội bóng

Con trai HLV Nguyễn Thành Vinh đam mê đào tạo trẻ

Sau thành công cùng lò đào tạo trẻ SLNA và Viettel, HLV Nguyễn Thành Công tiếp tục thử sức với việc dạy lứa U13 bóng đá học đường để chuẩn bị sang Nhật Bản du đấu. HLV Nguyễn Thành Công cho biết ông rất hạnh phúc khi được uốn nắn các mầm non của bóng đá Việt Nam. Ảnh:  BBĐ . Nguyễn Thành Công là con trai HLV Nguyễn Thành Vinh, chiến lược gia lão làng của bóng đá Việt Nam. Anh bắt đầu theo môn thể thao vua từ năm 13 tuổi, năm năm sau được đôn lên đội một SLNA, giành được không ít danh hiệu, trong đó có chức vô địch quốc gia năm 1999. Sau khi giải nghệ, Nguyễn Thành Công tiếp tục gắn bó với đội bóng quê hương trong vai trò HLV đội trẻ. Năm 2008 anh đưa đội U17 SLNA giành chức vô địch giải U17 quốc gia. Rất nhiều thành viên trong đội khi đó hiện là các cầu thủ ngôi sao ở V-League như Nguyên Mạnh, Phi Sơn, Hoàng Thịnh… “Thầy Nguyễn Thành Công rất tâm huyết với đào tạo trẻ. Thầy tỉ mẩn uốn nắn chúng tôi từng tý một. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ rất rõ chức vô địch U17 quốc gia mà mình có được

Chơi bóng đá giúp xương chắc khỏe

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Các nhà khoa học Scandinavi vừa chứng minh tác động của bóng đá đối với xương và cơ bắp, khiến cho người già có thể rắn chắc như thanh niên 30 tuổi. Năm nhà khoa học người Scandinavi vừa công bố dự án nghiên cứu tác động của bóng đá lên sức mạnh của cơ, sự cân bằng của cơ thể, mật độ khoáng chất của xương và phản ứng đối với những chấn động bất ngờ ở lưng của người thuộc lứa tuổi thanh niên. Kết quả cho thấy, việc thường xuyên tham gia tập luyện bóng đá có thể làm tăng mật độ xương, nâng khả năng cân bằng cơ thể và sức mạnh của cơ một cách rõ rệt, làm giảm nguy cơ gãy và nứt xương. Tiến sĩ Peter Krustrup, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết:  "Tuổi tác lớn dần, xương trở nên yếu hơn, độ cân bằng cũng như độ bền của cơ giảm, dẫn đến nguy cơ về gẫy và nứt xương. Nghiên cứu cho kết quả, bóng đá hoặc có thể là cả những môn thể thao với bóng khác, là một phương pháp hiệu quả nhằm giảm đáng kể những điều trên".  Nghiên cứu tiến hành trên những phụ