Chuyển đến nội dung chính

7 điều "kì quặc" làm nên nền giáo dục số 1 thế giới ở Phần Lan

Không có bài tập về nhà, không có các kỳ thi, không chấm điểm học sinh từ lớp 1 đến lớp 3... chỉ là một trong số rất nhiều điều "kì quặc" của nền giáo dục số 1 thế giới này.

7 điều "kì quặc" làm nên nền giáo dục số 1 thế giới ở Phần Lan
Theo cuộc nghiên cứu kéo dài 3 năm của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, học sinh Phần Lan đạt tiêu chuẩn tri thức cao nhất trên thế giới. Các em đọc nhiều sách hơn một cách rõ rệt so với học sinh những quốc gia khác, xếp hạng nhất về bộ môn khoa học, hạng năm về toán học. Khác với nhiều nước, giáo dục ở Phần Lan gồm 2 giai đoạn, tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) và trung học (từ lớp 7 đến lớp 9). Lớp 10 được thành lập riêng cho những học sinh muốn cải thiện điểm số.
Dưới đây là 7 nguyên tắc làm nên nền giáo dục phát triển rực rỡ ở Phần Lan.
1. Bình đẳng
- Bình đẳng giữa các trường: Tất cả các trường đều được tài trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị như nhau. Hầu hết các trường công lập đều giảng dạy cùng một giáo trình. Ngoại trừ một số trường bán công lập dạy bằng tiếng Anh, tiếng Đức hoặc tiếng Pháp, còn lại người Phần Lan luôn muốn bảo tồn ngôn ngữ của đất nước mình. Họ dạy tiếng Thụy Điển dùng làm ngoại ngữ thứ hai hoặc tiếng Sami, một dân tộc thiểu số ở Phần Lan.
- Bình đẳng giữa các môn học: không môn nào được ưu tiên hơn các môn khác.
- Bình đẳng giữa phụ huynh: Giáo viên không được phép biết nghề nghiệp của phụ huynh học sinh.
- Bình đẳng giữa học sinh: Học sinh không được chia thành lớp chọn hay lớp thường, cũng không chia theo khối. Không có học sinh ngoan hay học sinh cá biệt, tất cả đều phải trải qua những thách thức về thể chất và trí tuệ như nhau. Nguyên tắc cơ bản của một giáo viên là đối xử với học sinh với thái độ khách quan, công bằng.
Không có môn học nào được ưu tiên đặc biệt ở Phần Lan.
2. Học sinh được hoàn toàn miễn phí
Không chỉ học phí, học sinh không phải chi trả cho những khoản sau đây:
- Bữa trưa.
- Các tour du lịch, tham quan bảo tàng, hoạt động ngoại khóa.
- Xe buýt đưa đón nếu nhà cách trường hơn 2km.
- Sách giáo khoa, tài liệu học tập, máy tính, máy tính bảng. Phụ huynh không được mua cho con dụng cụ riêng.
Học sinh không phải chi trả cho các tài liệu học tập.
3. Tiếp cận từng cá nhân
Chương trình học được thiết kế để có thể tiếp cận với từng học sinh. Từ sách giáo khoa, sách thực hành, bài tập về nhà và bài giảng trên lớp đều được chọn lựa và phân loại sao cho phù hợp với từng học sinh. Ngoài ra, nhà trường có những lớp phụ đạo và gia sư kèm cho những học sinh cần cải thiện thành tích.
4. Không có những kỳ thi
Người Phần Lan có câu nói: “Nếu phải chọn lựa giữa chuẩn bị hành trang cho cuộc sống hay cho những kỳ thi, tôi chọn điều thứ nhất”. Đó là lý do không có kỳ thi nào trong những trường học ở Phần Lan. Giáo viên sẽ tự quyết định thời điểm tiến hành các bài kiểm tra. Chỉ có một kỳ thi duy nhất là bài thi viết để xét tiêu chuẩn tốt nghiệp trung học. Không có một lớp ôn luyện nào trước kỳ thi.
Trường học là nơi đào tạo những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Sau khi tốt nghiệp, trẻ em Phần Lan sẽ biết cách trả tiền thuế, lập trang web quảng cáo, tính phần trăm chiết khấu hoặc vẽ bản đồ.
Không có kỳ thi và bệnh thành tích.
5. Tin tưởng
Mọi mối quan hệ trong trường học đều được xây dựng trên cơ sở niềm tin. Giáo viên không kiểm tra đột xuất cũng không áp đặt luật lệ cho học sinh. Hệ thống giáo dục chỉ đưa ra những đề xuất chung và giáo viên sẽ chọn áp dụng một trong số đó. Học sinh được quyền tự do làm việc mình thích trong yên lặng nếu đã xong bài tập hoặc cảm thấy bài giảng là vô bổ. Họ quan điểm rằng học sinh luôn tự biết điều gì là tốt nhất cho mình.
6. Sự tự nguyện
Không thể tiếp thu kiến thức một cách ép buộc. Mọi giáo viên sẽ cố gắng khuyến khích học sinh học tập, nhưng nếu học sinh đó không muốn học hoặc không có khả năng học, họ muốn tập trung tìm kiếm một công việc thực tế hơn, giáo viên sẽ không vì thế mà liên tục cho học sinh đó điểm thấp. Việc học lại một năm cũng không phải điều đáng xấu hổ nếu nó cần thiết cho tương lai.
Giáo dục Phần Lan đặc biệt chú trọng tính thực tiễn.
7. Giáo viên không dạy quá nhiều kiến thức mà chú trọng tính độc lập
Giáo viên không dạy học sinh quá nhiều kiến thức mà dạy phương pháp ghi nhớ cũng như cách tự mình suy nghĩ, phân tích, tìm kiếm thông tin từ những nguồn bên ngoài lớp học, đặc biệt là internet.
Ngoài 7 nguyên tắc trên, giáo dục Phần Lan không chấm điểm học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Các trường đều có một hệ thống bảng điện từ gọi là Wilma, giúp giáo viên, viên chức, bác sĩ, nhà tâm lý học có thể phản hồi về học sinh và liên lạc với phụ huynh. Không có học sinh nào sợ nhận điểm xấu ở Phần Lan. Lớp học là nơi khuyến khích trẻ, không phải nơi răn đe trẻ. Tiền lương và danh tiếng của giáo viên cũng không phụ thuộc vào thành tích của học sinh.
Khuôn viên nhà trường không có rào chắn. Học sinh được tự do ngồi trên sàn hoặc thảm cỏ, cũng không có quy định nào về đồng phục. Khi thời tiết đẹp, các lớp học sẽ diễn ra ngoài trời. Học sinh trung học được phép ra khỏi trường trong giờ nghỉ trưa.
Hầu như không có bài tập về nhà , vì thế trẻ em được tận hưởng thời gian vui chơi giải trí sau khi kết thúc giờ học. Giáo viên cũng khuyến khích các bậc phụ huynh không nên kèm con học, thay vào đó nên đưa bé đi tham quan triển lãm, đi dạo hoặc đi bơi.
Người Phần Lan không cho rằng hệ thống giáo dục của mình là hoàn hỏa, vì thế họ không ngừng nghiên cứu và cải thiện cho phù hợp với những thay đổi của xã hội. Người Phần Lan làm những gì họ cho là tốt nhất cho con cái mình. Trẻ em không ghét trường học, không bị áp lực về điểm số hay thành tích. Các em giành nhiều thời gian tận hưởng cuộc sống ngay cả trong việc học tập.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thái Lan, Malaysia bị loại, U16 Việt Nam là niềm tự hào số 1 ĐNÁ

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Khởi đầu bằng trận thua tan nát trước U16 Nhật Bản nhưng U16 Việt Nam đã có màn ngược dòng ấn tượng để giành vé đến tứ kết sân chơi châu lục gặp đối thủ mạnh U16 Iran. Chiến công ấn tượng của U16 Việt Nam làm nức lòng NHM. Bởi, sau 16 năm, U16 Việt Nam mới vượt qua vòng đấu bảng như lứa Văn Quyến, Như Thuật, Lâm Tấn đã làm năm 2000 tại VCK được tổ chức tại Đà Nẵng. Lối chơi hiện đại, kỹ thuật và tự tin của các cầu thủ U16 Việt Nam đang nhận được niềm tin từ dư luận. Đặc biệt, VFF đang đầu tư lứa cầu thủ này cho mục tiêu SEA Games 2021 mà Việt Nam là nước đăng cai. Thành tích của U16 Việt Nam càng có ý nghĩa khi nhìn ra các bảng đấu khác nơi có các đội tuyển thuộc khu vực ĐNÁ thi đấu. Niềm hy vọng số 1 của bóng đá khu vực là Thái Lan đã bị loại. Đội bóng này đã thua 2 trận, xếp cuối bảng nên chắc chắn đã bị loại dù còn 1 trận chưa đấu. Ở bảng C, U16 Malaysia cũng đã bị loại sau hai trận thua, 1 trận hòa, được 1 điểm xếp cuối cùng. Việc các đội bóng

Con trai HLV Nguyễn Thành Vinh đam mê đào tạo trẻ

Sau thành công cùng lò đào tạo trẻ SLNA và Viettel, HLV Nguyễn Thành Công tiếp tục thử sức với việc dạy lứa U13 bóng đá học đường để chuẩn bị sang Nhật Bản du đấu. HLV Nguyễn Thành Công cho biết ông rất hạnh phúc khi được uốn nắn các mầm non của bóng đá Việt Nam. Ảnh:  BBĐ . Nguyễn Thành Công là con trai HLV Nguyễn Thành Vinh, chiến lược gia lão làng của bóng đá Việt Nam. Anh bắt đầu theo môn thể thao vua từ năm 13 tuổi, năm năm sau được đôn lên đội một SLNA, giành được không ít danh hiệu, trong đó có chức vô địch quốc gia năm 1999. Sau khi giải nghệ, Nguyễn Thành Công tiếp tục gắn bó với đội bóng quê hương trong vai trò HLV đội trẻ. Năm 2008 anh đưa đội U17 SLNA giành chức vô địch giải U17 quốc gia. Rất nhiều thành viên trong đội khi đó hiện là các cầu thủ ngôi sao ở V-League như Nguyên Mạnh, Phi Sơn, Hoàng Thịnh… “Thầy Nguyễn Thành Công rất tâm huyết với đào tạo trẻ. Thầy tỉ mẩn uốn nắn chúng tôi từng tý một. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ rất rõ chức vô địch U17 quốc gia mà mình có được

Chơi bóng đá giúp xương chắc khỏe

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Các nhà khoa học Scandinavi vừa chứng minh tác động của bóng đá đối với xương và cơ bắp, khiến cho người già có thể rắn chắc như thanh niên 30 tuổi. Năm nhà khoa học người Scandinavi vừa công bố dự án nghiên cứu tác động của bóng đá lên sức mạnh của cơ, sự cân bằng của cơ thể, mật độ khoáng chất của xương và phản ứng đối với những chấn động bất ngờ ở lưng của người thuộc lứa tuổi thanh niên. Kết quả cho thấy, việc thường xuyên tham gia tập luyện bóng đá có thể làm tăng mật độ xương, nâng khả năng cân bằng cơ thể và sức mạnh của cơ một cách rõ rệt, làm giảm nguy cơ gãy và nứt xương. Tiến sĩ Peter Krustrup, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết:  "Tuổi tác lớn dần, xương trở nên yếu hơn, độ cân bằng cũng như độ bền của cơ giảm, dẫn đến nguy cơ về gẫy và nứt xương. Nghiên cứu cho kết quả, bóng đá hoặc có thể là cả những môn thể thao với bóng khác, là một phương pháp hiệu quả nhằm giảm đáng kể những điều trên".  Nghiên cứu tiến hành trên những phụ