Chuyển đến nội dung chính

Phát triển Mỹ thuật, Nhiếp ảnh trong bối cảnh hội nhập Quốc tế hiện nay


Năm 2015 cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của BCH TW Đảng khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Nghị quyết đã khẳng định: Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Phát triển văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan văn hóa mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội, là cơ sở để tạo ra tính riêng biệt của Việt Nam khi cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế thế giới.Việc chính thức tham gia vào những Điều ước kinh tế quốc tế (WTO; TPP, EVFTA…); và các công ước quốc tế (Berne, Brussels…) sẽ tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh hoàn toàn mới đối với Việt Nam, không chỉ mở ra các cơ hội phát triển kinh tế mà còn đồng thời đem lại những thách thức phát triển bền vững, đặc biệt với mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội nói chung và mỹ thuật, nhiếp ảnh nói riêng trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Triển lãm Tranh sơn mài và sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, năm 2014, tại Pháp 

Nếu khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta đã thực hiện được một bước đột phá trong cải cách thể chế về môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, rõ ràng, cạnh tranh và lành mạnh hơn thì các điều ước quốc tế mới này thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy nhanh hơn tiến trình cải cách thể chế kinh tế thị trường của nước ta, tạo động lực cho những chuyển biến tích cực về cải cách quản lý không chỉ cho cộng đồng doanh nghiệp mà còn cả các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức liên quan: thuế xuất nhập khẩu tiến dần tới 0%; tối giản thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian xử lý yêu cầu của doanh nghiệp và người dân; giảm thiểu chi phí trung gian; minh bạch trong chính quản lý điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương...Trong nền kinh tế tri thức, mỹ thuật, nhiếp ảnh là một trong những sự kết hợp hữu cơ tinh thần nhân văn của dân tộc với tri thức khoa học kỹ thuật. Chính sách phát triển mỹ thuật, nhiếp ảnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng phải đảm bảo đạt mục tiêu:- Là yếu tố chiến lược trong giữ gìn bản sắc riêng biệt của dân tộc trong chính sách hội nhập quốc tế;- Phát triển mỹ thuật, nhiếp ảnh gắn liền với phát triển kinh tế, văn hóa, phát huy sức mạnh kinh tế, khoa học - kỹ thuật của văn hóa;- Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết quốc tế. Đảm bảo môi trường cạnh tranh, đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong tiếp cận nguồn vốn, cơ hội đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nàyĐể đạt được các mục tiêu phát triển văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Cục MTNATL đã từng bước triển khai thực hiện:
1. Hoàn thiện khung pháp lý và thể chế kinh tế trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm: 
Để thực hiện cam kết WTO và việc kết thúc đàm phán gia nhập các điều ước kinh tế quốc tế năm 2015 cũng đặt ra nghĩa vụ phải có phương án điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật chuyên ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm. Cục MTNATL đã thực hiện định kỳ rà soát văn bản quy phạm pháp luật, cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm để loại bỏ các quy định trái với cam kết, thiết lập cơ chế tự bảo vệ hợp pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp văn hóa của Việt Nam tận dụng lợi thế cạnh tranh tối đa tại thị trường trong nước, khu vực và quốc tế;- Nâng các quy định về quản lý chuyên ngành văn hóa từ Nghị định lên thành Pháp lệnh và Luật như: Luật Mỹ thuật, Luật Nhiếp ảnh, Luật bổ sung chế tài xử phạt vi phạm các quy định và pháp luật chuyên ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm trong xử phạt hành chính, hình sự và bản quyền tác giả… - Đề xuất phương án áp dụng các cam kết cao hơn quy định của Luật chuyên ngành như Luật Sở hữu trí tuệ (phần bản quyền tác giả)… cho từng nhóm/nước mà Việt Nam đã có cam kết tự do hóa thị trường dịch vụ văn hóa cao hơn WTO;

Triển lãm tranh khắc gỗ Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại tại Tokyo, Nhật Bản, năm 2015

 
2. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia:
 - Tập trung phát triển một số dịch vụ mỹ thuật, nhiếp ảnh mà Việt Nam có lợi thế phát triển trong khu vực ASEAN và quốc tế.- Thiết lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, bình đẳng: xây dựng các tiêu chí, điều kiện tham gia ngành rõ ràng để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ, hàng hóa văn hóa theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014. Các tiêu chí, điều kiện này phải được thể chế hóa trong Luật hoặc Nghị định và phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho nghệ sỹ, cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam được hưởng các ưu đãi hơn so với nghệ sỹ, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trong những lĩnh vực Việt Nam bảo lưu hoặc chưa cho phép tổ chức kinh tế có yếu tố nước ngoài đầu tư kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh ban đầu cho doanh nghiệp trong nước - Xây dựng cơ chế đặt hàng, tài trợ đối với mỹ thuật, nhiếp ảnh (như đề án 844) nhằm phát huy tính sáng tạo của người nghệ sỹ, truyền bá các tác phẩm có giá trị nghệ thuật và nhân văn;- Khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm văn hóa đã được phép lưu hành tại Việt Nam; Quảng bá sản phẩm văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
3. Phát triển đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường nhằm khai thác đẩy mạnh khía cạnh thương mại của mỹ thuật, nhiếp ảnh
 - Xây dựng và thực hiện đề án cơ sở dữ liệu của mỹ thuật, nhiếp ảnh tiến tới đồng bộ hóa các dữ liệu trên môi trường kỹ thuật số, tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường mỹ thuật- Định kỳ rà soát chính sách nhằm phát hiện các yếu tố cản trở sự hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến nghị kịp thời để cấp có thẩm quyền quyết định;- Thực hiện giám sát, thanh tra, kiểm tra theo các quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết quốc tế. Tăng cường hoạt động kiểm tra liên ngành. Việc thanh tra, kiểm tra định kỳ phải được lên kế hoạch, công bố rộng rãi, đảm bảo giảm thiểu số lượng đoàn kiểm tra định kỳ có cùng nội dung tới các doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh;- Tăng cường vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp như Hội Mỹ thuật, Hội Mỹ thuật ứng dụng, Hội Nhiếp ảnh…
- Xây dựng và hoàn thiện bảng định mức trong lĩnh mỹ thuật, nhiếp ảnh để làm cơ sở tính giá tiền công, tiền lương cho loại hình lao động đặc thù, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường.

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quốc tế, năm 2013
  
4. Đảm bảo quyền hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân, trên mọi vùng miền 
Các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh được Cục MTNATL tổ chức khai mạc và triển lãm không những ở Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh như trước đây mà từ năm 2013 các triển lãm toàn quốc được tổ chức khai mạc hoặc triển lãm sau khai mạc tại các tỉnh, thành khác như năm 2013 tại Hải Phòng, năm 2014 tại Đà Lạt (Lâm Đồng), năm 2016 sẽ được tổ chức tại Rạch Giá (Kiên Giang), và sẽ tiếp tục được triển khai tạo các tỉnh, thành những năm tiếp theo.- Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách tài trợ đặt hàng cho mỹ thuật, nhiếp ảnh trong Đề án 844 góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật trong tác phẩm đặt hàng.
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
 - Phổ biến, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh trong các tầng lớp học sinh - sinh viên với mục đích hướng dẫn cảm thụ nhằm phát hiện tài năng và tạo hạ tầng mỹ thuật, nhiếp ảnh trong thị trường mỹ thuật, nhiếp ảnh tương lai.- Tổ chức tập huấn, phổ biến thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ quản lý: cập nhật nội dung cam kết, đối tượng áp dụng, chế tài và biện pháp quản lý phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp …- Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ của bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập;- Xây dựng và nâng cao chất lượng của cán bộ làm công tác pháp chế tại cơ quan. Có kế hoạch đào tạo cho cán bộ chuyên môn có kiến thức cơ bản về pháp chế, tiến tới có khả năng tham gia giải quyết tranh chấp khi phát sinh các vấn đề về khiếu kiện hành chính, hình sự…Chính sách phát triển mỹ thuật, nhiếp ảnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là nhu cầu tất yếu không chỉ phù hợp với nhu cầu phát triển, quản lý mỹ thuật, nhiếp ảnh trong nước mà phải đảm bảo phù hợp với thông lệ và nội dung cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế để ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh.

Nguồn Website http://www.ape.gov.vn

TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thái Lan, Malaysia bị loại, U16 Việt Nam là niềm tự hào số 1 ĐNÁ

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Khởi đầu bằng trận thua tan nát trước U16 Nhật Bản nhưng U16 Việt Nam đã có màn ngược dòng ấn tượng để giành vé đến tứ kết sân chơi châu lục gặp đối thủ mạnh U16 Iran. Chiến công ấn tượng của U16 Việt Nam làm nức lòng NHM. Bởi, sau 16 năm, U16 Việt Nam mới vượt qua vòng đấu bảng như lứa Văn Quyến, Như Thuật, Lâm Tấn đã làm năm 2000 tại VCK được tổ chức tại Đà Nẵng. Lối chơi hiện đại, kỹ thuật và tự tin của các cầu thủ U16 Việt Nam đang nhận được niềm tin từ dư luận. Đặc biệt, VFF đang đầu tư lứa cầu thủ này cho mục tiêu SEA Games 2021 mà Việt Nam là nước đăng cai. Thành tích của U16 Việt Nam càng có ý nghĩa khi nhìn ra các bảng đấu khác nơi có các đội tuyển thuộc khu vực ĐNÁ thi đấu. Niềm hy vọng số 1 của bóng đá khu vực là Thái Lan đã bị loại. Đội bóng này đã thua 2 trận, xếp cuối bảng nên chắc chắn đã bị loại dù còn 1 trận chưa đấu. Ở bảng C, U16 Malaysia cũng đã bị loại sau hai trận thua, 1 trận hòa, được 1 điểm xếp cuối cùng. Việc các đội bóng

Con trai HLV Nguyễn Thành Vinh đam mê đào tạo trẻ

Sau thành công cùng lò đào tạo trẻ SLNA và Viettel, HLV Nguyễn Thành Công tiếp tục thử sức với việc dạy lứa U13 bóng đá học đường để chuẩn bị sang Nhật Bản du đấu. HLV Nguyễn Thành Công cho biết ông rất hạnh phúc khi được uốn nắn các mầm non của bóng đá Việt Nam. Ảnh:  BBĐ . Nguyễn Thành Công là con trai HLV Nguyễn Thành Vinh, chiến lược gia lão làng của bóng đá Việt Nam. Anh bắt đầu theo môn thể thao vua từ năm 13 tuổi, năm năm sau được đôn lên đội một SLNA, giành được không ít danh hiệu, trong đó có chức vô địch quốc gia năm 1999. Sau khi giải nghệ, Nguyễn Thành Công tiếp tục gắn bó với đội bóng quê hương trong vai trò HLV đội trẻ. Năm 2008 anh đưa đội U17 SLNA giành chức vô địch giải U17 quốc gia. Rất nhiều thành viên trong đội khi đó hiện là các cầu thủ ngôi sao ở V-League như Nguyên Mạnh, Phi Sơn, Hoàng Thịnh… “Thầy Nguyễn Thành Công rất tâm huyết với đào tạo trẻ. Thầy tỉ mẩn uốn nắn chúng tôi từng tý một. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ rất rõ chức vô địch U17 quốc gia mà mình có được

Chơi bóng đá giúp xương chắc khỏe

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Các nhà khoa học Scandinavi vừa chứng minh tác động của bóng đá đối với xương và cơ bắp, khiến cho người già có thể rắn chắc như thanh niên 30 tuổi. Năm nhà khoa học người Scandinavi vừa công bố dự án nghiên cứu tác động của bóng đá lên sức mạnh của cơ, sự cân bằng của cơ thể, mật độ khoáng chất của xương và phản ứng đối với những chấn động bất ngờ ở lưng của người thuộc lứa tuổi thanh niên. Kết quả cho thấy, việc thường xuyên tham gia tập luyện bóng đá có thể làm tăng mật độ xương, nâng khả năng cân bằng cơ thể và sức mạnh của cơ một cách rõ rệt, làm giảm nguy cơ gãy và nứt xương. Tiến sĩ Peter Krustrup, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết:  "Tuổi tác lớn dần, xương trở nên yếu hơn, độ cân bằng cũng như độ bền của cơ giảm, dẫn đến nguy cơ về gẫy và nứt xương. Nghiên cứu cho kết quả, bóng đá hoặc có thể là cả những môn thể thao với bóng khác, là một phương pháp hiệu quả nhằm giảm đáng kể những điều trên".  Nghiên cứu tiến hành trên những phụ