Chuyển đến nội dung chính

Nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc Việt Nam

Nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc Việt Nam

Cánh cửa chạm Rồng - Chùa Keo, Thái Bình Chất liệu gỗ, được hoàn thành vào thế kỷ 17.
Hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Ảnh Hương-Cinet(Cinet) 
Không chỉ là một bộ môn nghệ thuật thuộc ngành mỹ thuật Việt Nam, nghệ thuật điêu khắc còn tạo nên giá trị nghệ thuật cao cho các công trình kiến trúc Việt Nam. Do đó, sẽ là thiếu sót khi nói đến kiến trúc Việt Nam mà không nhắc đến cái đã tạo hồn cho các công trình - nghệ thuật điêu khắc.
Nghệ thuật điêu khắc gắn bó và là bộ môn tạo hình không thể thiếu trong các công trình kiến trúc cổ. Điêu khắc không chỉ để điểm xuyết, trang trí nội ngoại thất cho công trình kiến trúc mà còn đưa công trình lên một tầm giá trị nghệ thuật mới. Trong các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam, đặc biệt là kiến trúc cung đình, đền, chùa…không thể thiếu sự kết hợp của điêu khắc.
Tại các công trình này từ mái, bệ cửa, bậc cấp, lan can cho đến cột kèo, xà bảy,  hổ phù, cửa võng, cửa sổ…đều có trang trí chạm trổ tùy loại hình quy mô và thứ bậc công trình.
Các đề tài được khai thác để làm nội dung điêu khắc thường phản ánh tính chất phong kiến, tôn giáo, xã hội...Ví dụ như trong các công trình kiến trúc cung đình thì “Tứ Linh” ( Long – Ly – Quy – Phượng) rất phổ biến, ngoài ra một số hình ảnh như hạc, hổ, voi, ngựa…hình Tiên nữ cưỡi phượng, nhạc công.. cũng được sử dụng để điêu khắc trên từng phần của công trình. Trong kiến trúc đền chùa hình ảnh dễ gặp nhất là hình rồng, hoa sen, các chữ tượng hình… Những đề tài phản ánh sinh hoạt đời thường như trống đồng, thạp đồng, chèo thuyền, giã gạo, săn bắn…thường là nội dung trong các điêu khác dân gian..
Trong sáng tạo nghệ thuật, những người thợ thủ công Việt Nam đã đưa cả các hiện tượng thiên nhiên như trời, mây, sông nước, ngọn lửa vào tác phẩm của mình. Không chỉ có vậy, với khả năng sáng tạo tài tình, họ còn cách điệu, biến hình những đề tài nêu trên để tạo nên những tác phẩm điêu khắc, những công tình nghệ thuật có giá trị cao.
Những hình ảnh điêu khắc trên các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh Hương-Cinet

Phương thức thể hiện nghệ thuật điêu khắc chủ yếu là trên gỗ, vì xưa kia các công trình kiến trúc tại Việt Nam hầu hết được làm từ gỗ. Cách điêu khắc là chạm nổi và chạm thủng. Trang trí chạm nổi phổ biến trên các cấu kiện bộc lộ và thuận thiện tầm nhìn con người ở cả nội và ngoại thất. Trang trí chạm thủng có thể xem được cả hai mặt, cách trang trí này thường thấy ở các cửa võng. Còn mố số chạm khắc được thể hiện bằng vật liệu đất nung hoặc đá, cách điêu khắc này thường bắt gặp ở các bậc thềm, lan can.
Lan can tại chùa Tháp Bút, tỉnh Bắc Ninh. Chất liệu đá, được hoàn thành năm 1647. Ảnh Hương-Cinet
Rồng là hình tượng thường thấy trên các điêu khắc cổ của Việt Nam. Ảnh Hương-Cinet

Có thể nói, những công trình kiến trúc cổ Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam sẽ không thể có được vẻ hoàn mỹ và giá trị nghệ thuật cao nếu như thiếu đi phần điêu khắc. Với điêu khắc, những kiến trúc đơn điệu như cột kèo, cửa sổ, lan can đều trở nên hấp dẫn và trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực thụ.
Nghệ thuật tạo hình chạm trổ đã để lại cho dân tộc một kho tàng hiện vật nghệ thuật khá phong phú và đa dạng. Ở những công trình này, người ta có thể nhìn thấy thời kỳ vàng son, quá khứ hào hùng của dân tộc Việt. Cũng chính nhờ nghệ thuật điêu khắc mà kiến trúc Việt Nam trở nên khắc biệt, độc đáo và không trùng lặp với các quốc gia khác trên thế giới.
Với những đóng góp tích cực của nghệ thuật điêu khắc trong các công trình kiến trúc mà bộ môn này trở thành một phần không thể thiếu của nền mỹ thuật Việt Nam. Tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, có riêng một khu vực giới thiệu về nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc, điều này thể hiện sự trân trọng và khẳng định điêu khắc là phần không thể thiếu, góp phần hình thành phong cách kiến trúc cổ Việt Nam.
Nguồn: http://cinet.vn/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thái Lan, Malaysia bị loại, U16 Việt Nam là niềm tự hào số 1 ĐNÁ

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Khởi đầu bằng trận thua tan nát trước U16 Nhật Bản nhưng U16 Việt Nam đã có màn ngược dòng ấn tượng để giành vé đến tứ kết sân chơi châu lục gặp đối thủ mạnh U16 Iran. Chiến công ấn tượng của U16 Việt Nam làm nức lòng NHM. Bởi, sau 16 năm, U16 Việt Nam mới vượt qua vòng đấu bảng như lứa Văn Quyến, Như Thuật, Lâm Tấn đã làm năm 2000 tại VCK được tổ chức tại Đà Nẵng. Lối chơi hiện đại, kỹ thuật và tự tin của các cầu thủ U16 Việt Nam đang nhận được niềm tin từ dư luận. Đặc biệt, VFF đang đầu tư lứa cầu thủ này cho mục tiêu SEA Games 2021 mà Việt Nam là nước đăng cai. Thành tích của U16 Việt Nam càng có ý nghĩa khi nhìn ra các bảng đấu khác nơi có các đội tuyển thuộc khu vực ĐNÁ thi đấu. Niềm hy vọng số 1 của bóng đá khu vực là Thái Lan đã bị loại. Đội bóng này đã thua 2 trận, xếp cuối bảng nên chắc chắn đã bị loại dù còn 1 trận chưa đấu. Ở bảng C, U16 Malaysia cũng đã bị loại sau hai trận thua, 1 trận hòa, được 1 điểm xếp cuối cùng. Việc các đội bóng

Con trai HLV Nguyễn Thành Vinh đam mê đào tạo trẻ

Sau thành công cùng lò đào tạo trẻ SLNA và Viettel, HLV Nguyễn Thành Công tiếp tục thử sức với việc dạy lứa U13 bóng đá học đường để chuẩn bị sang Nhật Bản du đấu. HLV Nguyễn Thành Công cho biết ông rất hạnh phúc khi được uốn nắn các mầm non của bóng đá Việt Nam. Ảnh:  BBĐ . Nguyễn Thành Công là con trai HLV Nguyễn Thành Vinh, chiến lược gia lão làng của bóng đá Việt Nam. Anh bắt đầu theo môn thể thao vua từ năm 13 tuổi, năm năm sau được đôn lên đội một SLNA, giành được không ít danh hiệu, trong đó có chức vô địch quốc gia năm 1999. Sau khi giải nghệ, Nguyễn Thành Công tiếp tục gắn bó với đội bóng quê hương trong vai trò HLV đội trẻ. Năm 2008 anh đưa đội U17 SLNA giành chức vô địch giải U17 quốc gia. Rất nhiều thành viên trong đội khi đó hiện là các cầu thủ ngôi sao ở V-League như Nguyên Mạnh, Phi Sơn, Hoàng Thịnh… “Thầy Nguyễn Thành Công rất tâm huyết với đào tạo trẻ. Thầy tỉ mẩn uốn nắn chúng tôi từng tý một. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ rất rõ chức vô địch U17 quốc gia mà mình có được

Chơi bóng đá giúp xương chắc khỏe

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Các nhà khoa học Scandinavi vừa chứng minh tác động của bóng đá đối với xương và cơ bắp, khiến cho người già có thể rắn chắc như thanh niên 30 tuổi. Năm nhà khoa học người Scandinavi vừa công bố dự án nghiên cứu tác động của bóng đá lên sức mạnh của cơ, sự cân bằng của cơ thể, mật độ khoáng chất của xương và phản ứng đối với những chấn động bất ngờ ở lưng của người thuộc lứa tuổi thanh niên. Kết quả cho thấy, việc thường xuyên tham gia tập luyện bóng đá có thể làm tăng mật độ xương, nâng khả năng cân bằng cơ thể và sức mạnh của cơ một cách rõ rệt, làm giảm nguy cơ gãy và nứt xương. Tiến sĩ Peter Krustrup, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết:  "Tuổi tác lớn dần, xương trở nên yếu hơn, độ cân bằng cũng như độ bền của cơ giảm, dẫn đến nguy cơ về gẫy và nứt xương. Nghiên cứu cho kết quả, bóng đá hoặc có thể là cả những môn thể thao với bóng khác, là một phương pháp hiệu quả nhằm giảm đáng kể những điều trên".  Nghiên cứu tiến hành trên những phụ