Chuyển đến nội dung chính

Học vẽ và luyện thi vẽ có cần đến năng khiếu

Học vẽ và luyện thi vẽ có cần đến năng khiếu.

Vẽ từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người là một môn năng khiếu nghệ thuật. Học vẽ, luyện thi vẽ tức là trong mỗi con người phải có một dòng máu nghệ sĩ thì mới có thể thành công. Vậy điều đó có đúng hay không, hãy cùng tìm hiểu:
Học vẽ, không chỉ là cầm bút lên mà vẽ mà nó đòi hỏi chúng ta một sự khổ luyện kiên trì, dài lâu và tình yêu nghệ thuật.  Với một người không biết gì về hội họa lại muốn học vẽ thì quả là có chút khó khăn. Nhưng cái gì cũng phải có căn bản, hãy bắt đầu từ việc học vẽ các hình khối cơ bản, những thứ mà bạn nghĩ quá đơn giản, con nít cũng có thể vẽ được, những chính từ đó sẽ xây dựng một nền tảng để bạn có thể vẽ được những thứ phức tạp và cao siêu hơn..


Trước khi thực hành với chất liệu này, người học phải thành thạo chất liệu bột màu, trước khi thạo bột màu phải thạo màu nước, mà trước khi vẽ màu nước người học phải thành thạo trong việc thể hiện chất liệu, hình dáng và bố cục của mẫu qua bút chì. Mỗi giai đoạn mất khoảng 3-4 tháng làm việc chăm chỉ, trừ những người có năng khiếu nổi trội và ham thích môn vẽ hoặc đã có nhiều kiếp "tu luyện" về hội họa, kiếp này đã thành tài rồi thì học rất nhanh. Nhanh nhưng không có nghĩa là không cần học.

Hãy hiểu đúng vấn đề và yêu cầu các môn vẽ
Hãy vẽ với chính bạn, đừng vội vàng chép cái này hay cái khác- bạn sẽ vẽ rất xấu, dần thì được hơn rồi mới tới đẹp. Nhưng bạn yên tâm, bạn chỉ cầm vẽ được là cơ hội thi đỗ đã rất rộng mở với bạn. Việc không sao chép đúng với cả hai môn MT1 và MT2.

luyện thi vẽ
luyện vẽ đầu tượng

Điều quan trong phải là tình yêu hội họa, nếu chỉ thích vẽ cho vui thì bạn sẽ rất nhanh chán mà từ bỏ. Trong con người phải chứa sẵn một niềm đam mê khi đó ta mới có thể thành công.


Với hội họa, năng khiếu chiếm phần nhỏ trong thành công của người thể hiện, còn lại phần lớn là sự kiên trì và lòng say mê. Có những người có năng khiếu bẩm sinh nhưng hoàn toàn không thích theo đuổi môn vẽ. Nếu một người có năng khiếu về ca hát, có chất giọng tốt hoặc chỉ trên trung bình thôi thì dù không là ca sĩ họ cũng vẫn hát được trong các cuộc vui chơi nhỏ của lớp, của cơ quan...

Nhưng vẽ thì khác, một người dù có năng khiếu vẽ thì cũng vẫn phải học mới có thể vẽ tốt được. Có năng khiếu, chỉ cần bỏ ra ít công sức, người đó sẽ thành công, còn nếu chỉ có chút ít khả năng thôi nhưng thật chăm chỉ thì cũng có những thành công nhất định.



Vẽ, đó là nghệ thuật tạo nên cái đẹp. Cần phải có cảm hứng và nhận ra cái đẹp ở những đồ vật hết sức bình thường xung quanh ta. Ngay cả những vật tầm thường nhất qua bàn tay của người nghệ sĩ cũng trở nên đẹp lạ kì mà hấp dẫn hơn. Như một viên gạch, chất liệu xù xì của nó cũng tạo nên vẻ đẹp, người vẽ phải thể hiện được vẻ đẹp đó, bề mặt ấy sẽ khác với bề mặt mịn màng hơn của khối thạch cao như thế nào... Tất cả, tất cả đều thật đẹp, cái đẹp của sự giản dị.

Hãy mở rộng khả năng quan sát, cảm thụ nghệ thuật từ âm nhạc, văn học, điêu khắc đến nhiếp ảnh, sắp đặt hay trình diễn.
Phải rất nhẫn nại, thói quen chóng chán là kẻ thù số 1 của những người học vẽ. Cả them thì thường chóng vánh, bạn sẽ không thấy thú vị gì với môn vẽ cả, học trước quên sau, rồi nếu có cơ may đỗ, tôi nghĩ bạn sẽ tốt nghiệp đại học thôi- nhưng bạn sẽ luôn nói với mọi người rằng trường đại học chẳng dạy dỗ bạn gì cả- bạn sẽ ra đời, thử nghiệm với đủ các thứ để cuối cùng có khi bạn thù oán hoặc ân hận vì theo đuổi nghề này.


Tìm hiểu thêm về những tấm gương hội họa như Bùi Xuân Phái ở VN, hay Leonardo Da Vinci- bạn không cần vẽ đẹp như họ, nhưng tôi tin là bạn sẽ “học” được nhiều từ những kinh nghiệm của họ, và nếu tư duy của bạn thay đổi- bàn tay hay tay nghề của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt- đây là chìa khóa thứ 2 dẫn đến thành công cho người học vẽ.



Hãy học đều đặn và luyện tập thường xuyên, không cần học một cách cấp tập hay nhồi nhét.
Phải tự rèn luyện thêm, bởi thời gian 1 buổi học vẽ không nhiều. Muốn sáng tạo thì phải có vốn kiến thức, phải am hiểu, phải mẫn cảm với hình thể, với đề tài. Muốn diễn tả thành công bào vẽ tượng thì phải luyện tập nét vẽ (tôi không nói là luyện cho đều như kẻ chỉ- hay luyện đan ca rô cho tăm tắp), nét vẽ cần có phong cách riêng, cần có sự chuyển biến, và quan trọng là gợi được cấu trúc giải phẫu trên khuôn mặt tượng. Bạn nên tìm hiểu thêm kiến thức giải phẫu học- để ít nhất là bạn vẽ đúng các chi tiết trên mặt người.

Bạn phải học cho chính bạn, chứ không phải học cho người khác. Nên có định hướng nghề nghiệp, nên tìm hiểu xem Kiến trúc là gì, để làm gì, sau ra trường làm gì…rồi hãy bắt đầu học. Chỉ nên học khi bạn đã sắn sàng và không hối tiếc…

Không bao giờ là muộn nếu bạn thích học vẽ, nhưng hãy hiểu đúng trước khi chúng ta làm!
Học vẽ trước hết là tự thân, là mong ước của cá nhân các em, không nên vì nể người khác mà học. Khi đã là yêu thích thì rất không khó để thành công. Học vẽ cần cảm xúc, sự quan sát tinh tế và ý thức cầu thị học hỏi, bước từng bước chứ không vội vàng, nôn nóng. Một người học cơ bản tốt, sẽ vẽ chắc chắn, sẽ vẽ sâu và hình thành một phong cách riêng.

Hãy để ngọn lửa yêu nghề luôn thắp sáng bạn, bạn nhé? 
Nguồn: http://daihockientruc.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thái Lan, Malaysia bị loại, U16 Việt Nam là niềm tự hào số 1 ĐNÁ

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Khởi đầu bằng trận thua tan nát trước U16 Nhật Bản nhưng U16 Việt Nam đã có màn ngược dòng ấn tượng để giành vé đến tứ kết sân chơi châu lục gặp đối thủ mạnh U16 Iran. Chiến công ấn tượng của U16 Việt Nam làm nức lòng NHM. Bởi, sau 16 năm, U16 Việt Nam mới vượt qua vòng đấu bảng như lứa Văn Quyến, Như Thuật, Lâm Tấn đã làm năm 2000 tại VCK được tổ chức tại Đà Nẵng. Lối chơi hiện đại, kỹ thuật và tự tin của các cầu thủ U16 Việt Nam đang nhận được niềm tin từ dư luận. Đặc biệt, VFF đang đầu tư lứa cầu thủ này cho mục tiêu SEA Games 2021 mà Việt Nam là nước đăng cai. Thành tích của U16 Việt Nam càng có ý nghĩa khi nhìn ra các bảng đấu khác nơi có các đội tuyển thuộc khu vực ĐNÁ thi đấu. Niềm hy vọng số 1 của bóng đá khu vực là Thái Lan đã bị loại. Đội bóng này đã thua 2 trận, xếp cuối bảng nên chắc chắn đã bị loại dù còn 1 trận chưa đấu. Ở bảng C, U16 Malaysia cũng đã bị loại sau hai trận thua, 1 trận hòa, được 1 điểm xếp cuối cùng. Việc các đội bóng

Con trai HLV Nguyễn Thành Vinh đam mê đào tạo trẻ

Sau thành công cùng lò đào tạo trẻ SLNA và Viettel, HLV Nguyễn Thành Công tiếp tục thử sức với việc dạy lứa U13 bóng đá học đường để chuẩn bị sang Nhật Bản du đấu. HLV Nguyễn Thành Công cho biết ông rất hạnh phúc khi được uốn nắn các mầm non của bóng đá Việt Nam. Ảnh:  BBĐ . Nguyễn Thành Công là con trai HLV Nguyễn Thành Vinh, chiến lược gia lão làng của bóng đá Việt Nam. Anh bắt đầu theo môn thể thao vua từ năm 13 tuổi, năm năm sau được đôn lên đội một SLNA, giành được không ít danh hiệu, trong đó có chức vô địch quốc gia năm 1999. Sau khi giải nghệ, Nguyễn Thành Công tiếp tục gắn bó với đội bóng quê hương trong vai trò HLV đội trẻ. Năm 2008 anh đưa đội U17 SLNA giành chức vô địch giải U17 quốc gia. Rất nhiều thành viên trong đội khi đó hiện là các cầu thủ ngôi sao ở V-League như Nguyên Mạnh, Phi Sơn, Hoàng Thịnh… “Thầy Nguyễn Thành Công rất tâm huyết với đào tạo trẻ. Thầy tỉ mẩn uốn nắn chúng tôi từng tý một. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ rất rõ chức vô địch U17 quốc gia mà mình có được

Chơi bóng đá giúp xương chắc khỏe

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Các nhà khoa học Scandinavi vừa chứng minh tác động của bóng đá đối với xương và cơ bắp, khiến cho người già có thể rắn chắc như thanh niên 30 tuổi. Năm nhà khoa học người Scandinavi vừa công bố dự án nghiên cứu tác động của bóng đá lên sức mạnh của cơ, sự cân bằng của cơ thể, mật độ khoáng chất của xương và phản ứng đối với những chấn động bất ngờ ở lưng của người thuộc lứa tuổi thanh niên. Kết quả cho thấy, việc thường xuyên tham gia tập luyện bóng đá có thể làm tăng mật độ xương, nâng khả năng cân bằng cơ thể và sức mạnh của cơ một cách rõ rệt, làm giảm nguy cơ gãy và nứt xương. Tiến sĩ Peter Krustrup, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết:  "Tuổi tác lớn dần, xương trở nên yếu hơn, độ cân bằng cũng như độ bền của cơ giảm, dẫn đến nguy cơ về gẫy và nứt xương. Nghiên cứu cho kết quả, bóng đá hoặc có thể là cả những môn thể thao với bóng khác, là một phương pháp hiệu quả nhằm giảm đáng kể những điều trên".  Nghiên cứu tiến hành trên những phụ