Chuyển đến nội dung chính

Tìm “lối ra” cho điêu khắc nơi công cộng

Trong xu thế phát triển, hội nhập và tốc độ đô thị hóa, việc làm đẹp cảnh quan, môi trường cho các trụ sở, tòa nhà, khu đô thị, công viên, nơi công cộng là nhu cầu cần thiết của xã hội. Thời gian qua, hoạt động này đã được thực hiện nhưng chưa hiệu quả; còn thiếu vắng những tác phẩm điêu khắc trong không gian, môi trường sống và nếu có cũng chưa phát huy hết giá trị mỹ thuật, ứng dụng. Các nghệ sĩ sáng tác xong rồi lại tự thưởng thức, tìm “đầu ra” cho các tác phẩm điêu khắc vẫn là bài toán khó cần có lời giải.
Thực tế, một số không gian công cộng ở Hà Nội và các thành phố khác như: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế... đã có vườn tượng; hoặc ở một số khu đô thị cũng có những tác phẩm điêu khắc để trang trí, nhưng hàm lượng nghệ thuật chưa được đánh giá cao. Nhiều công trình, khu đô thị do chủ đầu tư nặng về mục đích kinh tế, tận dụng tối đa diện tích đất xây dựng nên đã không chú trọng đến tác phẩm điêu khắc làm đẹp công trình. Đáng nói hơn, có những doanh nghiệp quan tâm đến điêu khắc công cộng thì lại thờ ơ với những tác phẩm mang tính văn hóa truyền thống. Các chủ đầu tư thường đưa vào khu đô thị những công trình gắn “mác” ngoại, hoặc biểu tượng theo ý tưởng riêng nhằm mục đích đề cao chính doanh nghiệp. Nhiều khu đô thị, du lịch sinh thái chủ yếu mua, sắp đặt biểu tượng kiến trúc nhái phong cách phương Tây để tăng tính lạ và “sang”, mặc cho có những bức tượng “chép” xấu làm méo mó cả tác phẩm kinh điển nước ngoài. Trong khi đó, tình trạng tác phẩm điêu khắc làm ra rồi để đó, không đến được với công chúng là phổ biến. Thường là kết thúc các trại sáng tác và triển lãm (trong đó có những trại sáng tác quốc tế quy mô lớn, thu hút đông đảo nghệ sĩ trong và ngoài nước), các tác phẩm lại được mang cất vào kho hoặc dầm mưa dãi nắng ở đâu đó; bởi không có ai mua, không được trưng bày làm đẹp không gian chung… Cuối tháng 11 vừa qua, lần đầu tiên, Triển lãm “Tác phẩm điêu khắc, biểu tượng kiến trúc đặt trước trụ sở, tòa nhà, khu đô thị, công viên, nơi công cộng” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Hội Mỹ thuật và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội, giới thiệu những phương án, giải pháp kết hợp giữa điêu khắc và kiến trúc trong công trình văn hóa dân sinh, cộng đồng; góp phần khẳng định vai trò và tác động thẩm mỹ, văn hóa của tác phẩm nghệ thuật trong đời sống; nâng cao nhận thức của xã hội, trong đó có các doanh nghiệp, nhà đầu tư và quản lý đô thị trong việc giữ gìn, chỉnh trang không gian công cộng. Song, dù Ban tổ chức nhấn mạnh mục tiêu kết nối tác phẩm với đời sống, thị trường và các tác phẩm có tính ứng dụng cao với chỉ dẫn không gian sắp đặt cụ thể, thì dường như vẫn có nguy cơ triển lãm xong lại… xếp vào kho (!).
Theo ý kiến nhiều nhà quản lý văn hóa và nghệ sĩ sáng tác, khác với một số quốc gia trên thế giới có luật quy định mỗi công trình kiến trúc phải dành phần trăm chi phí cho tác phẩm nghệ thuật, ở nước ta hiện không có cơ chế nào ràng buộc các cơ quan hay bắt buộc không gian công cộng phải bố trí công trình điêu khắc. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từng đề xuất về việc này, nhưng các bộ, ngành khác phản đối. Như thế, có nghĩa hoạt động này vẫn phụ thuộc vào ý thức, sự tự nguyện của các bên, trong đó quan trọng là chủ đầu tư, chủ nhân công trình. Một số ý kiến cho rằng, không thể chỉ trông chờ cơ chế, hỗ trợ từ Nhà nước, các tác giả cũng cần xem sáng tác của mình đã phù hợp nhu cầu xã hội chưa, bởi với người nghệ sĩ, ngoài việc giữ bản sắc riêng cũng cần phải biết thị hiếu của thời đại để tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Và nên chăng, các cuộc thi, hoạt động triển lãm có thể kết hợp tổ chức hội nghị khách hàng, mời doanh nghiệp tham dự. Tác phẩm điêu khắc là sản phẩm hàng hóa nghệ thuật cho nên cũng cần theo cơ chế thị trường; nghệ sĩ phải chủ động tìm đến khách hàng, cho họ thấy cái hay cái đẹp của tác phẩm chứ không chỉ thụ động, ngồi chờ. Sự cộng tác, bắt tay giữa giới điêu khắc, kiến trúc sư với các nhà quản lý, xây dựng, quy hoạch rất cần được chú trọng, thúc đẩy; để phát huy vai trò của cả hai bên trong việc đưa các tác phẩm xuất sắc ứng dụng vào cuộc sống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thái Lan, Malaysia bị loại, U16 Việt Nam là niềm tự hào số 1 ĐNÁ

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Khởi đầu bằng trận thua tan nát trước U16 Nhật Bản nhưng U16 Việt Nam đã có màn ngược dòng ấn tượng để giành vé đến tứ kết sân chơi châu lục gặp đối thủ mạnh U16 Iran. Chiến công ấn tượng của U16 Việt Nam làm nức lòng NHM. Bởi, sau 16 năm, U16 Việt Nam mới vượt qua vòng đấu bảng như lứa Văn Quyến, Như Thuật, Lâm Tấn đã làm năm 2000 tại VCK được tổ chức tại Đà Nẵng. Lối chơi hiện đại, kỹ thuật và tự tin của các cầu thủ U16 Việt Nam đang nhận được niềm tin từ dư luận. Đặc biệt, VFF đang đầu tư lứa cầu thủ này cho mục tiêu SEA Games 2021 mà Việt Nam là nước đăng cai. Thành tích của U16 Việt Nam càng có ý nghĩa khi nhìn ra các bảng đấu khác nơi có các đội tuyển thuộc khu vực ĐNÁ thi đấu. Niềm hy vọng số 1 của bóng đá khu vực là Thái Lan đã bị loại. Đội bóng này đã thua 2 trận, xếp cuối bảng nên chắc chắn đã bị loại dù còn 1 trận chưa đấu. Ở bảng C, U16 Malaysia cũng đã bị loại sau hai trận thua, 1 trận hòa, được 1 điểm xếp cuối cùng. Việc các đội bóng

Con trai HLV Nguyễn Thành Vinh đam mê đào tạo trẻ

Sau thành công cùng lò đào tạo trẻ SLNA và Viettel, HLV Nguyễn Thành Công tiếp tục thử sức với việc dạy lứa U13 bóng đá học đường để chuẩn bị sang Nhật Bản du đấu. HLV Nguyễn Thành Công cho biết ông rất hạnh phúc khi được uốn nắn các mầm non của bóng đá Việt Nam. Ảnh:  BBĐ . Nguyễn Thành Công là con trai HLV Nguyễn Thành Vinh, chiến lược gia lão làng của bóng đá Việt Nam. Anh bắt đầu theo môn thể thao vua từ năm 13 tuổi, năm năm sau được đôn lên đội một SLNA, giành được không ít danh hiệu, trong đó có chức vô địch quốc gia năm 1999. Sau khi giải nghệ, Nguyễn Thành Công tiếp tục gắn bó với đội bóng quê hương trong vai trò HLV đội trẻ. Năm 2008 anh đưa đội U17 SLNA giành chức vô địch giải U17 quốc gia. Rất nhiều thành viên trong đội khi đó hiện là các cầu thủ ngôi sao ở V-League như Nguyên Mạnh, Phi Sơn, Hoàng Thịnh… “Thầy Nguyễn Thành Công rất tâm huyết với đào tạo trẻ. Thầy tỉ mẩn uốn nắn chúng tôi từng tý một. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ rất rõ chức vô địch U17 quốc gia mà mình có được

Chơi bóng đá giúp xương chắc khỏe

Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia Các nhà khoa học Scandinavi vừa chứng minh tác động của bóng đá đối với xương và cơ bắp, khiến cho người già có thể rắn chắc như thanh niên 30 tuổi. Năm nhà khoa học người Scandinavi vừa công bố dự án nghiên cứu tác động của bóng đá lên sức mạnh của cơ, sự cân bằng của cơ thể, mật độ khoáng chất của xương và phản ứng đối với những chấn động bất ngờ ở lưng của người thuộc lứa tuổi thanh niên. Kết quả cho thấy, việc thường xuyên tham gia tập luyện bóng đá có thể làm tăng mật độ xương, nâng khả năng cân bằng cơ thể và sức mạnh của cơ một cách rõ rệt, làm giảm nguy cơ gãy và nứt xương. Tiến sĩ Peter Krustrup, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết:  "Tuổi tác lớn dần, xương trở nên yếu hơn, độ cân bằng cũng như độ bền của cơ giảm, dẫn đến nguy cơ về gẫy và nứt xương. Nghiên cứu cho kết quả, bóng đá hoặc có thể là cả những môn thể thao với bóng khác, là một phương pháp hiệu quả nhằm giảm đáng kể những điều trên".  Nghiên cứu tiến hành trên những phụ